• GIA CÔNG BỒN INOX 304, BỒN VI SINH CHỨA THỰC PHẨM TẠI COFFEE TRẦN QUANG VSIP1 BÌNH DƯƠNG -0974060068

  • Công Ty TNHH Anglomoil Việt Nam - Cty ĐẠI PHÚC thi công dự án

    Công Ty TNHH Anglomoil Việt Nam - Cty ĐẠI PHÚC thi công dự án

    Giới thiệu về công ty

     

    AnglomOil là nhà sản xuất với vốn 100% từ Úc và được điều hành bởi Extreme Performance được biết đến như một Công ty chuyên về dầu nhớt. AnglomOil bắt đầu gia nhập thị trường là một công ty tư nhân xây dựng nên hệ thống các nhà máy sản xuất tại Sydney, đến ngày hôm nay các sản phẩm của AnglomOil đã và đang được sử dụng rộng rãi khắp các quốc gia như Úc, New Zealand và các nước Châu Á.

    AnglomOil Việt Nam là công ty liên doanh Việt - Úc. Chuyên nhập khẩu 100% và phân phối các sản phẩm dầu nhớt, dầu nhờn chất lượng trên khắp Việt Nam.
    Do nhu cầu mở rộng thị trường và quy mô công ty, công ty rộng cửa chào đón những nhân tài trẻ, nhiệt huyết và đầy năng lượng gia nhập vào đội ngũ trẻ, sáng tạo và tâm huyết với công ty.

    => CTY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI PHÚC là chủ đầu tư: Tư Vấn/ Thiết kế/ Thi công trọn gói hệ thống sản xuất tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

  • CÔNG TY TNHH GESIN VIỆT NAM - Quảng Ngãi - Cty ĐẠI PHÚC thi công hệ thống

    CÔNG TY TNHH GESIN VIỆT NAM - Quảng Ngãi - Cty ĐẠI PHÚC thi công hệ thống

    Công Ty TNHH Gesin Vietnam

    Công ty TNHH Gesin Việt Nam 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc. Hiện tại chúng tôi đang xây dựng các Nhà máy tại KCN VSIP Quảng Ngãi. Ngành nghề sản xuất chính: sản xuất nệm và các loại khung thép xuất khẩu 100% thị trường Mỹ. Do nhu cầu mở rộng sản xuất, công ty đaã thuê đơn vị Cty TNHH Cơ Khí Xây Dựng Đại Phúc Tư Vấn/ thiết kế/ thi công hệ thống Kho Bồn chứa nguyên liệu gốc và hệ thống Bồn Khuấy sản xuất. 08 Bồn 100m3/ Bồn và đường ống, thiết bị:

  • CÔNG TY CP OIL VN / VN OIL JSC: Dự án nhà máy VN Oil - Tại KCN Hiệp Phước - Nhà Bè - TP.HCM

    CÔNG TY CP OIL VN / VN OIL JSC: Dự án nhà máy VN Oil - Tại KCN Hiệp Phước - Nhà Bè - TP.HCM

    Chủ tịch VN Oil: Muốn thành công phải tin ở chính mình

    LỮ Ý NHI THỰC HIỆN 30/3/2017

    dnsgtuan_small.png Ông Nguyễn Hữu Văn thấy cơ hội và quyết tâm biến nguồn dầu thải thành nguyên liệu mang lại giá trị kinh tế cao.

    Chủ tịch VN Oil: Muốn thành công phải tin ở chính mình

    Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 400.000 tấn dầu gốc, uớc tính tổng giá trị vào khoảng 500 triệu USD. Nhưng sau khi sử dụng, số lượng dầu này thải ra không được xử lý, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Ba mươi lăm năm kinh nghiệm trong ngành dầu khí, ông Nguyễn Hữu Văn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP VN Oil, nhận ra cơ hội và quyết tâm biến nguồn dầu thải này thành nguyên liệu mang lại giá trị kinh tế cao. 

    * Mục đích của ông khi trở về Việt Nam là do nhìn thấy nhiều cơ hội kinh doanh?

    - Không hẳn vậy. Năm 1969 tôi sang Tây Đức học ngành kỹ sư cơ khí, sau đó qua Mỹ lập nghiệp. Hơn 30 năm sống xa đất nước, tôi vẫn luôn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn và mong có ngày được trở về sống ở quê nhà.

    Ở nơi xứ người, dù cuộc sống không thiếu thốn và sự nghiệp ổn định, vợ tôi là kỹ sư hoá và bác sĩ nha, các con đều là bác sĩ, bản thân tôi được Công ty Smith International đánh giá cao, cụ thể vào thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Công ty sa thải gần 4.000 nhân viên nhưng trong số 400 người được giữ lại, tôi là người Việt Nam hiếm hoi trụ vững.

    Tuy nhiên, ở nơi xa xôi ấy, tôi vẫn luôn thấy thiếu, thiếu sự ấm áp được sống trên xứ sở của mình, thiếu không khí nôn nao, chộn rộn mỗi khi Tết đến xuân về, thiếu tiếng rao đêm, thiếu gánh hàng rong của mẹ ngày xưa tảo tần và tiếng võng kẽo kẹt đã đi vào ký ức không thể quên thuở thiếu thời...

    Năm 1990, lần đầu trở về Việt Nam, dù đất nước còn nghèo, tôi đã có ý định muốn làm một cái gì đó cho quê hương. Lúc đó, ngành dầu khí của Việt Nam rất tiềm năng nhưng công nghệ khoan lấy dầu còn lạc hậu, trong khi ở Mỹ công nghệ và kỹ thuật khoan rất tối tân, chẳng hạn như khoan xiên. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành dầu khí và là kỹ sư thiết kế choòng khoan, tôi nghĩ, mình có thể đem sự hiểu biết, kinh nghiệm kỹ thuật khoan trên thế giới về áp dụng ở Việt Nam để giải quyết hạn chế này.

    Đầu năm 1994, khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, về nước, được sự chấp thuận của Petro Vietnam, tôi tổ chức Hội thảo Kỹ thuật khoan trên thế giới. Tôi mời các chuyên gia, giáo sư trong ngành khoan dầu về dạy kỹ thuật cho nhân viên trong ngành và đưa 15 kỹ sư Việt Nam qua Mỹ đào tạo.

    Mười lăm người này lại trở về tiếp tục đào tạo cho các kỹ sư khác ở Trung tâm Đào tạo dầu khí Vũng Tàu, nay là Trường Đào tạo dầu khí Vũng Tàu. Tuy chỉ là những đóng góp nhỏ bé nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã đem lại sự thay đổi về tư duy cho một số chuyên viên, lãnh đạo trong ngành lúc bấy giờ, giúp họ có cái nhìn về công nghệ mới. Hiện nay, ngành dầu khí Việt Nam đã phát triển tốt, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Có thể nói tôi là một trong những giọt dầu được đóng góp vào giá trị đó.

    * Trong rất nhiều hạnh phúc có được khi trở về Việt Nam, hạnh phúc nào ông cho là lớn nhất?

    - Năm 2000, tôi làm đại diện cho một số công ty lớn trong ngành dầu khí như Smith International, ABB, Invensys, Ingersoll Ranch, WorleyParson tại thị trường Việt Nam, thực hiện nhiều chương trình tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương, Vũng Áng và là một trong ba người thành lập Công ty Tư vấn thiết kế WorleyParson Petro Vietnam. Được sống và làm việc tại quê nhà, tôi cảm thấy ấm áp và cuộc đời có ý nghĩa hơn.

    Ở nước ngoài, tôi đi làm đơn thuần chỉ để ăn lương, sau 8 giờ làm việc thì về nhà, không có mục đích gì, không có mục tiêu đóng góp, cống hiến gì cho ai. Vì vậy, khi được hòa mình vào công cuộc xây dựng đất nước, được cống hiến, đem sự hiểu biết làm những việc có ích cho quê hương mình, tôi thấy có nhiều động lực và đó là hạnh phúc lớn nhất.

    Trong quá trình phát triển công nghiệp, tôi thấy Việt Nam có một lượng dầu nhờn thải khoảng 500 triệu lít mỗi năm. Nhiều năm qua, một phần lượng dầu này đã được người ta thu gom đem về xử lý sơ sài bằng cách đốt (hay còn gọi là chưng) làm giảm tạp chất, sau đó pha hóa chất đặc trưng để giả dầu nhờn mới rồi bán cho các chủ phương tiện vận chuyển cả cá nhân lẫn công cộng, thậm chí dùng cho máy phát điện.

    Với cách làm ấy, chi phí vốn không nhiều nhưng nguồn lợi nhuận thu về rất cao, ít nhất là 50%, song nó lại gây hại rất lớn cho môi trường vì không được xử lý, lượng chất thải rắn, khí nguy hại cứ xả thẳng ra môi trường. Trên thế giới, để có dầu gốc, một là khoan trực tiếp vào mỏ dầu dưới lòng đất để lấy dầu thô về lọc, tiêu tốn hàng tỷ USD vì phải đầu tư nhà máy lọc dầu, tách tạp chất trong dầu thô cực kỳ phức tạp.

    Hai là sử dụng công nghệ cao hydrotreating loại bỏ chất lưu huỳnh, ni tơ và nhiều chất độc hại khác trong dầu nhờn đã qua sử dụng để vừa có được nguồn dầu gốc chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường. Xét về mặt chi phí thì cách thứ hai ít tốn kém hơn, chi phí đầu tư nhà máy chỉ bằng một phần mười so với cách thứ nhất.

    Sau một thời gian tìm tòi công nghệ phù hợp, tôi quyết tâm lên kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý dầu nhờn thải và sản xuất dầu gốc trên diện tích 5ha tại Bình Dương, sau đó sản xuất dầu gốc chuẩn API II theo công nghệ của Công ty CEP, Mỹ. Đây là nhà máy đầu tiên ở Đông Nam Á và độc quyền ở Việt Nam ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng đồng thời hai tiêu chí bảo vệ môi trường qua việc xử lý dầu nhờn thải, tiết kiệm một khoảng không nhỏ ngoại tệ cho đất nước để nhập dầu gốc hằng năm.

    * Nhưng cơ hội nào thì cũng có không ít thách thức và trở ngại? 

    - Cái gì đi đầu, mới mẻ thì cũng gặp khó, huống chi đây là một công nghệ hoàn toàn mới và lĩnh vực này không phải ai cũng hiểu, cũng biết, thậm chí nhiều cơ quan cho rằng đây là lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nên không cấp phép. Phải qua sáu lần với đội ngũ 60 giáo sư, tiến sĩ am hiểu lĩnh vực này thẩm định, đánh giá là công nghệ tiên tiến, cần áp dụng tại Việt Nam nên sau ba năm tôi mới có được giấy chứng nhận đầu tư.

    Đặc biệt, năm 2014, dự án này được Chính phủ đưa vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo Quyết định 66/2014/QĐ-TTg. Năm 2015, VN Oil được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận ứng dụng công nghệ cao, được hỗ trợ đến năm 2020, đồng thời được Bộ Tài chính hướng dẫn Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho vay 85% vốn để xây dựng nhà máy.

    Tuy chủ trương đã có nhưng để thực hiện được dự án là cả chặng đường dài với nhiều trở ngại và một núi việc phải làm, nào là mặt bằng, khảo sát địa chất, đào tạo nguồn nhân lực..., việc gì cũng gặp không ít trở ngại. Song, khó nhất vẫn là vốn do dự án vẫn chưa được VDB giải ngân.

    Để có tiền đầu tư, tôi đã tìm đến Ngân hàng Eximbank của Mỹ giải trình về hiệu quả kinh tế của dự án và đã được ngân hàng này bảo lãnh cho vay 100 triệu USD và Ngân hàng ING của Hà Lan đồng ý cung cấp tiền, chỉ còn thiếu một ngân hàng Việt Nam đứng ra làm thủ tục nhận tiền để giải ngân cho dự án. Vì vậy mà phải đến cuối năm nay VN Oil mới tiếp nhận dầu nhờn thải sau khi xây xong sáu bồn chứa mỗi bồn có dung tích 5.000 tấn và gần cuối năm 2018 nhà máy mới chạy thử đơn động, đầu năm 2019 vận hành thương mại.

    * Ông có thể chia sẻ hiệu quả kinh tế của nhà máy mà ông đã thuyết phục được Eximbank?

    - Một năm Việt Nam nhập 400.000 tấn dầu gốc, sau khi cộng thêm chi phí khoảng 20% phụ gia sẽ cho ra 500 triệu lít dầu nhờn. Năm trăm triệu lít dầu này sau khi sử dụng sẽ trở thành dầu thải, do đó, đây là nguồn nguyên liệu đầu vào rất lớn. Với một nhà máy có công suất 62.000 tấn/năm, VN Oil mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của nguồn nguyên liệu thải ra mà lại sản xuất được 45.000 tấn dầu gốc một năm, sau khi trừ hết chi phí, nếu nhân 62.000 tấn với giá thuê xử lý dầu thời điểm này là 10.000 đồng/kg, ước tính lợi nhuận thu được sẽ là 620 tỷ đồng.

    Nhà máy này còn thu thêm phụ phẩm là nhựa đường khoảng 9.000 tấn/năm, bán giá thấp nhất cũng được 500USD/tấn. Rõ ràng tái chế dầu nhờn có giá rẻ và đơn giản hơn nhập khẩu do không mất tiền chuyên chở, thuế nhập khẩu, phí logistics và không phải mở L/C. Đơn cử tại thời điểm này, giá dầu gốc dao động từ 650USD đến 700USD/tấn nhưng khi về Việt Nam cộng chi phí vận chuyển, môi giới sẽ có giá ít nhất là 1.000USD/tấn, trong khi giá dầu gốc của VN Oil thấp hơn khá nhiều.

    Nhiều năm làm trong ngành dầu khí, từng là kỹ sư thiết kế hệ thống khoan dầu của Smith International, một trong hai Công ty chế tạo choòng khoan dầu lớn nhất trên thế giới, tôi hiểu rằng, ở đâu có dầu khí, ở đó có lợi nhuận. Lượng dầu thải ở Việt Nam quá lớn, trong khi ở Mỹ và các nước châu Âu, họ ước tính một lít dầu nhờn thải ra sẽ gây ô nhiễm 3,75km2 mặt đất nên đã tìm cách xử lý từ 30 năm trước, còn ở Việt Nam thì rất lạ lẫm với công nghệ này. Tôi chỉ nghĩ làm thế nào xử lý được nhanh vấn đề ô nhiễm môi trường, chứ chưa nghĩ đến lợi nhuận.

    * Việc thu gom nguồn dầu thải chắc là không đơn giản, phải không, thưa ông?

    - Không khó. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Quốc hội Khóa XIII và Quyết định 16/2015 của Chính phủ có quy định: các công ty sản xuất dầu nhờn phải thu hồi và đưa đi xử lý nguồn dầu thải, vì vậy, các công ty dầu nhờn BP, Petrolimex, Shell, Motul, Castrol đều có phương án thu gom và hợp tác với VN Oil để xử lý nguồn dầu phế thải này. Chỉ tính mức giá trung bình 50cent/kg để thu gom, xử lý, doanh thu của VN Oil ở mảng này đủ trả chi phí vận hành nhà máy.

    * Với lợi nhuận khá hấp dẫn cùng với nhiều lợi ích cho môi trường, ông có ngại sẽ có nhiều nhà đầu tư "lấn sân" sang lĩnh vực này để canh tranh với VN Oil?

    - Khả năng của VN Oil cũng mới chỉ xử lý được một lượng nhỏ nguồn dầu thải và mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu của thị trường. Lượng dầu thải phải xử lý cần ít nhất 4 nhà máy như của VN Oil mới đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó, Việt Nam tiết kiệm được ít nhất là 500 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu dầu gốc đồng thời làm chủ nguồn năng lượng rất quan trọng này.

    Tuy nhiên, muốn làm trong lĩnh vực này, ngoài nguồn vốn đầu tư khá lớn, khoảng 110 triệu USD cho một nhà máy công suất 62.000 tấn/năm, nhà đầu tư còn phải có kinh nghiệm và phải chấp nhận đi đường dài vì đây là lĩnh vực không dành cho nhà đầu tư muốn tìm ngay lợi nhuận.

    * Cơ hội kinh doanh tại Việt Nam rất lớn, nhưng để thành công, yếu tố nào từ phía nhà đầu tư ông cho là quan trọng nhất?

    - Phải có niềm tin vào chính mình cũng như lĩnh vực đầu tư và niềm tin này phải được đặt trên nền tảng kiến thức và nội lực. Bên cạnh đó, làm gì cũng phải có tâm, có chí, bởi không có tâm mà chỉ nghĩ đến lợi thì sẽ nóng lòng, mà nóng lòng thì sẽ không đủ sức bền và sự kiên nhẫn để theo đuổi ý tưởng.

    * Theo ông, chính sách đầu tư của Việt Nam cho doanh nhân Việt kiều cần cải thiện thêm điều gì?

    - Điểm mạnh của doanh nhân Việt kiều ngoài năng lực và nguồn tài chính, còn có mối quan hệ với cộng đồng kinh doanh các nước tiên tiến, với các công ty đa quốc gia nên dễ kết nối đầu tư và xây dựng lòng tin với đối tác quốc tế. Vì vậy, ngoài việc đầu tư, nhiều doanh nhân Việt kiều còn là cầu nối giúp doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư sang Việt Nam.

    Chính sách đầu tư của Việt Nam hiện nay là rộng mở, nhưng khi triển khai thì vẫn chưa thông thoáng khiến thủ tục vẫn còn nhiều rào cản và trở nên xa rời chính sách. Đó cũng là rào cản khiến nhiều doanh nhân Việt kiều ngại đầu tư.

    * Ngoài kinh doanh, vấn đề nào trong xã hội hiện nay được ông quan tâm nhiều nhất?

    - Giới trẻ Việt Nam hiện nay đang ngày càng bị "Tây hóa" và xa rời văn hóa gia đình. Đó là điều rất đáng tiếc, đáng lo. Với tâm niệm gia đình chính là nơi lưu giữ giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, nên khi ở nước ngoài tôi đã dạy các con nhớ về văn hoá cội nguồn. Cụ thể, khi ở nhà thì không nói tiếng Mỹ, gia phong, lễ nghi của người Việt đều được tôi đưa vào nếp sống gia đình, nhất là phong tục trong những ngày Tết. Những bữa ăn gia đình vào cuối tuần là dịp cùng nhau chia sẻ, nhắc nhớ về cội nguồn, tổ tiên, ông bà và quê hương.

    Doanh nghiệp Nhật Bản đổ 4 tỷ USD đầu tư vào Đồng Nai

    Đã có khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Đồng Nai với tổng vốn gần 4 tỷ USD.
    Có thể bạn quan tâm

    Ngày 12.6, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tiếp ông Sakagami Tsutomu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM, cùng 8 doanh nghiệp của Nhật Bản đến thăm và làm việc để tìm hiểu môi trường đầu tư tại đại phương.

    Theo con số thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 1.500 doanh nghiệp FDI đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 27 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản có khoảng 200 doanh nghiệp đầu tư với tổng vốn gần 4 tỷ USD.

    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Phú Cường – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, 3 năm trở lại đây, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Đồng Nai tăng mạnh trên cả lĩnh vực công nghiệp lẫn nông nghiệp. Lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư là điện tử, công nghiệp hỗ trợ.

    Ông Cường cho biết thêm, ngoài thu hút đầu tư vào công nghiệp, Đồng Nai đang ưu tiên thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, bất động sản. Trong những năm qua, Đồng Nai luôn chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, để thu hút đầu tư từ nước ngoài.

    Bên cạnh đó, ông Sakagami Tsutomu cho biết, Đồng Nai là nơi có nhiều ưu điểm cho đầu tư công nghiệp, nông nghiệp nên trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đầu tư vào tỉnh để đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    Ông Tsutomu cũng nói thêm, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản hiện có gần 700 thành viên là các doanh nghiệp đang đầu tư ở nhiều tỉnh, thành phía Nam. Trong đó, riêng Đồng Nai có hơn 80 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia. Hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản tại Đồng Nai hoạt động tốt.

    Theo đó, Đồng Nai cam kết sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư. Theo đó, nhiều văn bản liên tục được kí kết giữa hai bên nhằm không ngừng thúc đẩy, kết nối việc đầu tư kinh doanh.

  • DỰ ÁN KHO XĂNG DẦU CÁI MÉP 93,200M3 - CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI PHÚC: 0974 060 068

    DỰ ÁN KHO XĂNG DẦU CÁI MÉP 93,200M3 - CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI PHÚC: 0974 060 068

    THI CÔNG DỰ ÁN KHO XĂNG DẦU CÁI MÉP - Cty ĐẠI PHÚC: 0974 060 068
    - Tổng số vốn đầu tư của Dự án: 1.203 tỷ đồng.
    - Diện tích xây dựng: 13ha.
    - Dung tích của kho: 13,200m3.
    - Cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn: 80.000DWT.
  • XÂY LẮP BỒN BỂ XĂNG DẦU, GAS, HÓA DẦU CN- CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI PHÚC

    XÂY LẮP BỒN BỂ XĂNG DẦU, GAS, HÓA DẦU CN- CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI PHÚC

    Chuyên g/c và Lắp đặt: HỆ THỐNG BỒN, ỐNG CN, CYLOS(SILO), HOPPER INOX- THÉP- NHÔM & HỢP KIM NHÔM CN - ĐỒNG CN, LẮP ĐẶT MÁY VÀ THIẾT BỊ CN:"HỆ THỐNG BỒN, CYLOS/ SILO CN, BỒN ÁP LỰC, HT BỒN GAS/ LPG/ NITƠ CN- BỒN GIA NHIỆT- BỒN, ỐNG CHỨA THỰC PHẨM/ VI SINH- BỒN CHỨA NƯỚC SẠCH, BỒN CHỨA NƯỚC THẢI CN- ỐNG CN- KHO BỒN XĂNG, DẦU CN- KHO BỒN HÓA CHẤT, AXIT, DUNG MÔI CN, H2SO4- BỒN KHUẤY CN:

    "Khảo sát - Tư vấn - Thiết kế - Chế tạo Bồn, Bể - Silo - Thi công lắp đặt đường ống & Máy CN".
    Chất lượng uy tín- Gía thành cạnh tranh -Tiến độ đảm bảo- Hợp tác lâu dài.
    Trân Trọng
    Hoàn ( Mr): 0974 060 068 - Skype: cokhixddaiphuc
    CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI PHÚC
    DAI PHUC MECHANICAL CONSTRUCT. CO., LTD
    HP : 0974 060 068 / 0968 001 848 - Tel/ Fax: 02516.567.555
    Add : 44/ 3, Street 6, Long Binh Ward, Bien Hoa City, Dong Nai Province.
    Mail: daiphucsteeldn@gmail.com or cokhithucphamdn@gmail.com
    Website: http://cokhixaydungdaiphuc.com or cokhixaydungdongnai.com
  • GIA CÔNG BỒN INOX CÁC LOẠI, BỒN CHỨA HÓA CHẤT, AXIT, ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC THẢI INOX CÁC NHÀ MÁY SX GIẤY CN

    GIA CÔNG BỒN INOX CÁC LOẠI, BỒN CHỨA HÓA CHẤT, AXIT, ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC THẢI INOX CÁC NHÀ MÁY SX GIẤY CN

    GIA CÔNG BỒN INOX CÁC LOẠI, BỒN CHỨA HÓA CHẤT, AXIT, BỒN INOX CÁC LOẠI, BỒN CHỨA HÓA CHẤT

    CÔNG TY CƠ KHÍ XD NGHIỆP  ĐẠI PHÚC CHÚNG TÔI CHUYÊN CUNG CẤP CÁC LOẠI BỒN CHỨA INOX KHÁC  – VẬT LIỆU INOX 316L, INOX 304, INOX 201  KHÁNG ĂN MÒN HÓA CHẤT

    Chúng tôi nhận khảo sát, tư vấn thiết kế, gia công inox, gia công chế tạo các loại bồn INOX chứa hóa chất, chứa chất lỏng dạng bồn đứng, bồn Iinox nằm ngang, bồn cánh khuấy… sử dụng trong công nghiệp...

    • Bồn, bể công nghiệp inox  304
    • Bồn chứa hóa chất  inox 316/ 316l 
    • GIA CÔNG BỒN INOX CÁC LOẠI, BỒN CHỨA HÓA CHẤT,...

    ·         BỒN INOX  CHỨA HÓA CHẤT, AXIT, SÚT, KIỀM

    ·         BỒN INOX  KHUẤY TRỘN HÓA CHẤT INOX 316L

    ·         BỒN INOX CHỨA AXIT ĐẬM ĐẶC

    ·         BỒN INOX  CHỨA VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

    ·         BỒN  INOX NUÔI TRÒNG THỦY SẢN…

    - THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHIỆP, ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC THẢI INOX 304/ 304/- 316L NHÀ MÁY SX GIẤY CN TẠI KCN MINH HƯNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC.

    Gia công bồn bể: inox 304/316L

    Dạng thành phẩm: Bồn, bể chứa chất lỏng, chất rắn. Mác thép không gỉ: AISI/ SUS 304304L, 316/ 316L/ 310S… Xuất xứ phôi nguyên liệu. Outokumpu- Phần Lan

     
     
    Dung tích bồn chứa‎: ‎1.0 m3 – 10.000m3
    Dạng thành phẩm‎: ‎Bồn, bể chứa chất lỏng, chất ...
    Quy cách độ dày bồn chứa‎: ‎3.0 mm – 30.0 mm
    Xuất xứ phôi nguyên liệu‎: ‎Outokumpu- Phần L...

    ới

  • Phát triển hệ thống cảng Đồng Nai: Chưa tương xứng tiềm năng

    Phát triển hệ thống cảng Đồng Nai: Chưa tương xứng tiềm năng

    Phát triển hệ thống cảng Đồng Nai: Chưa tương xứng tiềm năng

    Cập nhật lúc 03:27, Thứ Hai, 11/11/2019 (GMT+7)

    Với nhiều hệ thống sông lớn trên địa bàn, Đồng Nai được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển hệ thống cảng. Tuy nhiên, những năm qua, việc đầu tư, xây dựng các cảng vẫn diễn ra hết sức ì ạch, manh mún.

    Hệ thống cảng đồng bộ sẽ giúp dịch vụ logistics có cơ hội phát triển mình. Trong ảnh: Xếp dỡ hàng tại Cảng Gò Dầu. Ảnh: Quỳnh Nhi
    Hệ thống cảng đồng bộ sẽ giúp dịch vụ logistics có cơ hội phát triển mình. Trong ảnh: Xếp dỡ hàng tại Cảng Gò Dầu. Ảnh: Quỳnh Nhi

     

    TIN LIÊN QUAN
    * Tiềm năng lớn

     

    Đồng Nai hiện có 13 con sông và kênh với tổng chiều dài hơn 2.300km, trong đó có nhiều sông lớn như: Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu và Thị Vải. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển giao thông thủy và hệ thống cảng.

    Theo Bộ GT-VT, dự báo đến năm 2020, lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ đạt khoảng gần 18-19 triệu tấn/năm, trong đó, hàng container đạt khoảng 0,66-0,71 triệu TEU/năm. Đến năm 2025, lượng hàng hóa thông qua cảng đạt hơn 29-33 triệu tấn/năm, trong đó lượng hàng container đạt từ 1,30-1,51 triệu TEU/năm. Đến năm 2030, lượng hàng hóa sẽ tăng lên mức từ 45-52 triệu tấn/năm, trong đó hàng container đạt từ 2,27-2,65 triệu TEU/năm.

    Không chỉ có lợi thế từ hệ thống sông ngòi, việc phát triển hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh còn được “bổ trợ” bởi sản lượng hàng hóa có nhu cầu vận chuyển bằng đường thủy lớn. 

    Toàn tỉnh hiện có 31 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Điều này mang lại tiềm năng phát triển cho giao thông đường thủy cũng như hệ thống cảng bởi nhu cầu chuyên chở nguyên liệu, sản phẩm phục vụ sản xuất rất lớn. Trên địa bàn tỉnh có những vùng hấp dẫn trong hoạt động vận tải thủy do tập trung nhiều khu công nghiệp như: TP.Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành.

    Những năm qua, vận tải giao thông đường thủy, đặc biệt là vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao. Theo Sở Giao thông - vận tải (GT-VT), năm 2010, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy chỉ ở mức hơn 9 ngàn tấn thì năm 2017, đã đạt mức hơn 1,4 triệu tấn. Theo đánh giá, tốc độ tăng trưởng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy tăng trung bình khoảng 5,6%/năm.

    Từ những lợi thế trên, năm 2017, Bộ GT-VT đã phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển hệ thống cảng khu vực này, trong đó có tỉnh Đồng Nai. Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh sẽ có 44 cảng trên 4 sông lớn gồm: Đồng Nai, Nhà Bè, Long Tàu và Thị Vải.

    * Nhiều cảng “giậm chân tại chỗ”

    Năm 2002, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần vật tư xăng dầu (COMECO) đầu tư xây dựng Cảng xăng dầu COMECO quy mô 20 hécta tại xã Phú Đông và Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch). Sau đó, chính quyền các địa phương cũng đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay sau… 17 năm, nhà đầu tư vẫn chưa triển khai xây dựng cảng này. Ông Vũ Xuân Dự, Phó trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GT-VT cho hay, đến nay dù Sở Tài nguyên - môi trường đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên nhà đầu tư vẫn chưa triển khai công tác xây dựng.

    Biểu đồ thể hiện hệ thống cảng theo quy hoạch nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5). (Thông tin: PHẠM TÙNG - Đồ họa: HẢI QUÂN)
    Biểu đồ thể hiện hệ thống cảng theo quy hoạch nhóm cảng biển Đông Nam bộ (nhóm 5). (Thông tin: PHẠM TÙNG - Đồ họa: HẢI QUÂN)

    Ngoài Cảng xăng dầu COMECO, hàng loạt dự án cảng khác trên địa bàn tỉnh dù đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng đến nay, việc triển khai xây dựng vẫn chưa được thực hiện.

    Thống kê của Sở GT-VT cho thấy, hiện nay mới chỉ có 21 cảng đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, tức chưa đạt được phân nửa tổng số cảng đã được quy hoạch. Trong khi đó, 14 cảng khác, dù đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư nhưng đến nay tiến độ triển khai vẫn hết sức chậm trễ. Trong đó có nhiều cảng dù đã được chấp thuận đầu tư hơn 10 năm nay những vẫn chưa triển khai xây dựng như: Cảng xăng dầu COMECO, Cảng Vĩnh Hưng (xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch), Cảng nhà máy đóng tàu 76…

    Ông Nguyễn Thế Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, một số dự án cảng trên địa bàn huyện dù đã được UBND chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng việc triển khai thực hiện còn rất chậm. “Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện và gây bức xúc cho người dân” - ông Nguyễn Thế Phong cho biết.

    Cảng Phước An trên hệ thống sông Thị Vải được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2009 nhưng hiện nay việc triển khai xây dựng vẫn rất chậm. Ảnh: Phạm Tùng
    Cảng Phước An trên hệ thống sông Thị Vải được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2009 nhưng hiện nay việc triển khai xây dựng vẫn rất chậm. Ảnh: Phạm Tùng

    Theo UBND tỉnh, nhiều vùng quy hoạch cảng được giới thiệu, phê duyệt, bàn giao nhưng các nhà đầu tư không chịu triển khai như cam kết hoặc chậm triển khai thực hiện. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không thực hiện đúng quy định của chính quyền địa phương trong báo cáo tiến độ triển khai dự án. Nhiều dự án khởi động từ lâu nhưng vẫn “giậm chân tại chỗ”.

    Không chỉ chậm trễ trong đầu tư xây dựng, thực tế tình trạng èo uột, manh mún của hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh còn được thể hiện ở quy mô các cảng.

    Trong số 21 cảng đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 cảng có quy mô trên 100 hécta gồm Cảng nhà máy luyện phôi thép Sunsteel (huyện Nhơn Trạch có diện tích hơn 139 hécta) và Cảng Vedan (huyện Long Thành có diện tích 120 hécta kể cả nhà máy). Trong khi đó, số cảng có quy mô trên 40 hécta chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực tế, phần lớn các cảng đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động hiện nay đều có quy mô nhỏ, dưới 30 hécta. Một số cảng, quy mô diện tích chỉ ở mức dưới 5 hécta như: Cảng Unique gas (1,8 hécta); Cảng chuyên dùng SCT gas Việt Nam (3 hécta); Cảng xăng dầu VT gas (gần 4,5 hécta)…

    * Chỉnh đốn tình trạng cảng manh mún

    Đánh giá về thực trạng phát triển hệ thống cảng hiện nay, UBND tỉnh cho rằng, có nhiều nhà đầu tư do gặp khó khăn về nguồn vốn, không có năng lực khiến việc triển khai đầu tư, xây dựng bị chậm trễ. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh: “Dù có tiềm năng lớn để phát triển hệ thống cảng nhưng trong suốt một thời gian dài vẫn không có đơn vị đầu tư cảng nào thực sự bứt phá, nhiều dự án khởi động nhiều năm nhưng vẫn trong tình trạng “giậm chân tại chỗ”.

    Từ thực tế này, lãnh đạo UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn rà soát lại quy hoạch cảng và cần thiết thì điều chỉnh cho phù hợp với hiện tại. Việc xem xét, rà soát lại hệ thống cảng cũng nhằm chỉnh đốn lại tình trạng phát triển manh mún hiện nay. Theo UBND tỉnh, phải xem xét, loại bỏ những nhà đầu tư thiếu năng lực, dự án hết thời hiệu không triển khai được cũng phải loại bỏ, thay thế. Đồng thời, tính toán nhu cầu thực tế của từng địa phương để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, phù hợp với chiến lược phát triển và định hướng lâu dài.

    Theo ông Từ Nam Thành, Giám đốc Sở GT-VT, đơn vị đã có văn bản gửi Bộ GT-VT kiến nghị về việc rà soát, tính toán dự báo lượng hàng hóa để cập nhật, điều chỉnh lại quy hoạch hệ thống cảng. Một trong những phương án được Đồng Nai đề xuất là sẽ quy hoạch hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh theo từng cụm cảng như cụm cảng tổng hợp, cụm cảng chuyên dụng để tạo sự liên kết.

    Đối với các dự án cảng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng nhà đầu tư chậm triển khai, Sở GT-VT cũng đề xuất các địa phương và các sở, ngành liên quan thực hiện giám sát đầu tư đưa ra biện pháp xử lý

  • GIA CÔNG BỒN INOX CÁC LOẠI, BỒN CHỨA HÓA CHẤT, AXIT, NAOH, H2O2, PAC, POLYMER, H2SO4, TẠI POLYTEX

    GIA CÔNG BỒN INOX CÁC LOẠI, BỒN CHỨA HÓA CHẤT, AXIT, NAOH, H2O2, PAC, POLYMER, H2SO4, TẠI POLYTEX

    KHU VỰC HỆ THỐNG BỒN CHỨA/ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CTY ĐẠI PHÚC thiết kế/ Thi công trọn gói:

  • THI CÔNG LẮP ĐẶT BỒN-ỐNG-SILO CN- HỢP KIM NHÔM CN- LẮP ĐẶT MÁY CN INOX 304/ 316L và THÉP CN

    THI CÔNG LẮP ĐẶT BỒN-ỐNG-SILO CN- HỢP KIM NHÔM CN- LẮP ĐẶT MÁY CN INOX 304/ 316L và THÉP CN

    Chuyên g/c và Lắp đặt: HỆ THỐNG BỒN, ỐNG CN, CYLOS(SILO), HOPPER INOX- THÉP- NHÔM & HỢP KIM NHÔM CN - ĐỒNG CN, LẮP ĐẶT MÁY VÀ THIẾT BỊ CN:"HỆ THỐNG BỒN, CYLOS/ SILO CN, BỒN ÁP LỰC, HT BỒN GAS/ LPG/ NITƠ CN- BỒN GIA NHIỆT- BỒN, ỐNG CHỨA THỰC PHẨM/ VI SINH- BỒN CHỨA NƯỚC SẠCH, BỒN CHỨA NƯỚC THẢI CN- ỐNG CN- KHO BỒN XĂNG, DẦU CN- KHO BỒN HÓA CHẤT, AXIT, DUNG MÔI CN, H2SO4- BỒN KHUẤY CN:
    "Khảo sát - Tư vấn - Thiết kế - Chế tạo Bồn, Bể - Silo - Thi công lắp đặt đường ống & Máy CN".
    Chất lượng uy tín- Gía thành cạnh tranh -Tiến độ đảm bảo- Hợp tác lâu dài.
    Trân Trọng
    Hoàn ( Mr): 0974 060 068 - Skype: cokhixddaiphuc
    CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG ĐẠI PHÚC
    DAI PHUC MECHANICAL CONSTRUCT. CO., LTD
    HP : 0974 060 068 / 0968 001 848 - Tel/ Fax: 02516.567.555
    Add : 44/ 3, Street 6, Long Binh Ward, Bien Hoa City, Dong Nai Province.
    Mail: daiphucsteeldn@gmail.com or cokhithucphamdn@gmail.com
    Website: http://cokhixaydungdaiphuc.com or cokhixaydungdongnai.com
    Hiện Cty ĐẠI PHÚC đang tham gia tổng thầu phần xây dựng cho dự án nhà máy VN Oil - Tại KCN Hiệp Phước - Nhà Bè - TP.HCM,
    Đây là dự án tái chế lại dầu nhờn thải với công suất 62,000 Tấn/năm
    n phẩmm